Phượt Cần Giuộc - Phượt Cần Đước - Phượt Gò Công, Ngày hạnh phúc cùng Gấu

Blog phượt !Hôm nay mình mới lập cái Blogspot này để chia sẽ những chuyến đi cho anh em Phượt. Để tranh cho anh em đi Phượt mà tốn kém thì Blogspot này sẽ giúp cho dân Phượt sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí không hề nhỏ.

  • Chặng 1: HCM – Cần Giuộc (chùa Tôn Thạnh)

    Xuất phát từ Võ Văn Kiệt lúc 8.30 sáng, vòng lên cầu Chà Và chạy thẳng sang bên kia kênh là đã vào QL50, con đường nối từ Q8 đến Gò Công. Chỉ sau khoảng 40p thong thả chạy thẳng tưng thì cũng đến được trung tâm của thị trấn Cần Giuộc.

    Chặng đường không quá khó để thử thách tuy nhiên việc cần làm là tìm đến ĐT835 nơi có chùa Tôn Thạnh sau khi ra khỏi thị trấn. Nếu không có GPS thì việc xác định được ĐT835 là không thể vì thực chất không có biển báo nào trên đường bằng không phải hỏi đường đến ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc. Ngôi chùa Tôn Thạnh nằm ngay bên phải con đường Tỉnh Lộ.


    Lý do chọn chùa Tôn Thạnh làm điểm đến không chỉ vì đây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An (xây năm 1808) mà còn là nơi đã làm nên bài thơ huyền thoại của Nguyễn Đình Chiểu – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.


    “Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, xá đợi gươm hùm treo mộ
    Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;”


    Phong cảnh chùa khá tĩnh lặng, lối cổng ra vào và khuôn viên vắng bóng người qua lại.




    Gần với chùa Tôn Thạnh còn có ngôi chùa mang tên Tôn Vân cũng tương đối lớn, ai có thời gian có thể ghé qua cả nơi đây.

  • Chặng 2: Cần Giuộc – Cần Đước (nhà trăm cột, đồn Rạch Cát)
  • Sau khi vãn cảnh chùa, quay lại QL50 để tiếp tục xuống Cần Đước. Từ Cần Giuộc đến Cần Đước cũng chỉ là quãng đường ngắn tuy nhiên lịch trình đặt ra là đến thăm di tích Nhà trăm cột và đồn Rạch Cát nên chỉ lướt qua trung tâm thị trấn rồi tìm đường đi TL826B để đến Long Hựu Đông.

    Đến đây là cả 1 cực hình, con đường TL826B cắt qua QL50 vừa bước vào đã tệ kinh khủng. Có lẽ lâu lắm rồi mới được đi 1 con đường tệ như thế. Cả 1 chặng đường 7-8km chỉ có duy nhất 1 đoạn đi qua cây cầu là còn tử tế, còn lại toàn bộ quãng đường chỉ có thể đi với tốc độ 20 – 30km/h và còn bụi khủng khiếp.

    Vì đường xấu nên cũng không có cơ hội ngẩng mặt lên để ngắm cảnh xung quanh để tập trung nhìn mặt đường và lái. Biển báo Nhà trăm cột hiện lên ngay trên đường đi để báo hiệu đã đến nơi. Nếu không có sự chuẩn bị thông tin từ trước khi nhìn vào ngôi nhà cũng không thấy có nhiều sự khác biệt với các ngôi nhà ở làng quê khác.




    Tại đây vẫn còn gia đình chủ nhà sống cũng được 2 – 3 đời. Gian chính giữ nguyên và làm ban thờ cho khách tham quan.
    Gia chủ sống trong các phòng ban tạm bợ có thể do không được phép sửa chữa và thay đổi hiện trạng của di tích. Hiện có 2 vợ chồng và 2 đứa nhỏ, 1 đứa 7t và 1 cậu nhóc 3t.




    Sau khi được mời ly trà thì chị chủ mang ra cuốn sổ lưu niệm, mình biết ý coi qua thấy nhiều người để lại lưu bút và 1 khoản tiền nhỏ cho gia chủ hương khói và bảo trì di tích. Mọi người thường để lại từ 50-100k tuy nhiên cá nhân mình thấy như vậy là hơi nhiều.

  • Rời Nhà trăm cột, chạy tiếp con đường tệ bạc tìm đến Đồn Rạch Cát, đã nghe tiếng là nơi nay không được vào nhưng vì sự ham muốn vẫn quyết định chạy thử qua đây. Đồn nằm phía cuối con đường, xung quanh trước cửa là bãi đất trống. Thực tế khu vực đóng đồn là 1 vị trí tương đối chiến lược và quan trọng. Đây là vị trí cửa ngõ ngã ba sông và là con đường thủy huyết mạch chạy thẳng lên SG qua sông Nhà Bè.

    Đồn Rạch Cát hiện nay thực chất là 1 Doanh trại quân đội nên về nguyên tắc không nhiệm vụ không thể ra vào chứ đừng nói đến tham quan chụp hình. Thủ thỉ với a lính trông cửa thì ngày thường đến ba mẹ lên thăm cũng không được vào, tuy nhiên a vẫn bật mí 1 cách để có thể vào thăm đồn (điểm này bạn nào có nhu cầu PM chứ ko public ở đây).




    Không vào được Đồn nên chạy xung quanh mò ra được đoạn sông nước bên cạnh.




    Con đường cháy đỏ vì nắng và bụi


    Đàn Chiếu Minh của đạo Cao Đài trên đường vào đồn Rạch Cát.

  • Sau khi trải qua con đường đau đớn để quay lại QL50 thì có vẻ thoải mái hơn. Từ đây chạy 1 đoạn nữa là đến bến phà Mỹ Lợi. Từ trên phà có thể nhìn thấy cây cầu Mỹ Lợi đang thành hình xa xa.


    Điểm đến đầu tiên tại Gò Công là lăng Hoàng Gia, sau khi vòng đi vòng lại đôi lần trên đoạn đường đầu thị trấn hỏi đường bị chỉ tùm lum thì túm lại nó nằm ngay trên 1 đoạn ngõ nhỏ từ ngoài đường cũng có thể nhìn thấy. Bắt đầu vào thị trấn qua 1 cây cầu nhỏ khoảng 200m nằm ngay bên phải (chưa đến ngã 3 đi Mỹ Tho).


    Đến đây lúc 13:15 thì gặp sự cố khi giờ mở cửa của Lăng chỉ bắt đầu từ 13:30. Đành ngồi uống cà phê ngay đầu ngõ đến 13:45 vẫn chưa thấy mở cửa định lao vào gọi thì được gia đình chủ quán cho số đt của bác trông coi Lăng (ai cần PM) ra mở cửa.






    Điều đặc biệt tại lăng mộ ông ngoại vua Tự Đức là 1 tấm bia mộ với hình ảnh cây thánh giá và dòng chữ tiếng Pháp được khắc lên trên. Khi hỏi chuyện người trông lăng mới biết được sự tích của miếng bia mộ đặc biệt này. Nó thực tế là tấm bia được đích thân vua Tự Đức gửi tặng ông ngoại khi biết tin ông qua đời, tuy nhiên duyên cớ lại rơi vào tay của 1 tướng Pháp, còn tại sao tấm bia lại được đặt ở đó ai đi hãy hỏi người trông lăng để được nghe 1 cách xúc tích nhất.


  • Rời Lăng Hoàng Gia, điếm đến tiếp theo là Dinh ông Chánh (hay dinh Chánh Tham Biện, hay Dinh Tỉnh Trưởng). Dinh được giữ nguyên kiến trúc Pháp đặc trưng rất đẹp tuy nhiên hiện đã xuống cấp trầm trọng. Khuông viên dinh rất rộng và hiện được sử dụng làm khu vui chơi văn hóa của thị trấn Gò Công.


    Thật tiếc là không thể vào bên trong dinh do đã xuống cấp quá nhiều, bên trong hiện được sử dụng làm kho để đồ cho nhà văn hóa. Nghe nói có giai đoạn di tích này bị sử dụng để làm nơi nuôi tổ yến giờ đã được thu hồi nhưng không được trùng tu và cải tạo.


    Khám phá Dinh Tỉnh trưởng 1 cách nhanh chóng, tiếp tục lên đường thẳng tiến ra bãi biển Tân Thành cách thị trấn khoảng 15km. Ở đây không có gì đặc biệt ngoài khu du lịch trông như bị bỏ hoang với sóng biển dữ dội và đen kịt. Chiếc cầu tàu là điểm nhấn duy nhất ở đây với chiều dài đáng kể. Tuy nhiên để đi hết ra đến điểm cuối của cầu tàu thực sự cũng không có gì khác biệt về cảnh quan trên biển.




    Biển Tân Thành là nỗi thất vọng cho những ai mong muốn 1 thứ đúng nghĩa là bãi biển. Theo lịch trình thì tiếp tục qua biển Vàm Láng theo con đường mòn (bờ kè) ven biển. Con đường đang cải tạo và thực sự rất xấu. Tuy nhiên cảnh quan ở đây lại không phụ lòng những ai thích 1 cảnh quan thực sự. Cảm giác phóng xe với 1 bên là biển thật tuyệt.


    Quãng đường từ Tân Thành đến Vàm Láng khá xa và thời gian không cho phép để tiếp tục chặng này nên khi đi được 1 đoạn phải rẽ nhánh để đi về. Hẹn Vàm Láng 1 dịp khác vậy.

    The End.
  • 0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Phượt Xuyên Lục Địa © 2011 | Hãng hàng không quốc tế EVA AIR,Vé máy bay siêu rẻ KOREAN AIR and CEBU PACIFIC and CHINA AIRLINES